Khu kinh tế (Việt Nam)

Khu kinh tế, theo Nghị định Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP[1] ngày 14 tháng 03 năm 2008 là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định. Theo Nghị định trên, một khu kinh tế phải có diện tích tối thiểu là 10 ngàn hecta (100 km²), có vị trí địa lý thuận lại cho phát triển kinh tế khu vực (có cảng biển nước sâu hoặc gần sân bay), kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế; dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và nước ngoài; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Do điều kiện thành lập như vậy, tất cả các khu kinh tế hiện nay của Việt Nam đều ở ven biển.Nghị định trên cũng phân biệt rõ khu kinh tế với khu kinh tế cửa khẩukhu công nghiệp.Trung Trung Bộ là khu vực có nhiều khu kinh tế nhất. Có ý kiến cho rằng việc thành lập quá nhiều khu kinh tế ở Trung Bộ làm phân tán nguồn lực để phát triển miền Trung.Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc quy hoạch tại một số KKT ven biển còn chưa đáp ứng được yêu cầu, quá trình phát triển kinh tế, còn mang tính cục bộ, chưa được xem xét tổng thể lợi ích quốc gia và lợi ích vùng, địa phương. KKT chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách Trung ương để xây dựng kết cấu hạ tầng... Để phát huy hơn nữa vai trò của các KTT ven biển, Chính phủ đã kiến nghị Bộ Chính trị xây dựng Đề án đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).[2]

Liên quan